messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0778383572

#Tìm Hiểu Về Các Loài Muỗi | Bao Nhiêu Loài | Tác Hại Ra Sao

Muỗi là vật trung gian truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người nên cần tìm cách tiêu diệt nó. Tuy nhiên không phải loài muỗi nào cũng gây nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu về các loài muỗi để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

1. Muỗi có bao nhiêu loài?

Muỗi là tên gọi chung cho một họ côn trùng bao gồm khoảng 3600 loài, thuộc bộ Hai cánh. Trong số đó có 12 loài có thể truyền bệnh cho người. Dưới đây là một số loài muỗi phổ biến nhất được tìm thấy.

các loài muỗi

Muỗi Anophen và muỗi vằn, muỗi Culex là những loài xuất hiện nhiều nhất

1.1. Muỗi Anophen

Muỗi Anophen hay còn được gọi là muỗi sốt rét, muỗi đòn xóc, là một chi muỗi gồm hơn 460 loài. Tại Việt Nam đã phát hiện khoảng hơn 60 loài. Muỗi Anophen là tác nhân chính dẫn dắt ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét ở người. Khi muỗi Anophen đi đốt người, chúng sẽ lây truyền ký sinh trùng Plasmodium sang cho con người qua vết đốt này.

Ngoài ra, một số loài Anopheles khác là trung gian truyền bệnh giun chỉ và các bệnh virus. Chính vì sự nguy hiểm này mà con người luôn tìm cách diệt muỗi Anophen.

1.2. Muỗi vằn Aedes

Muỗi vằn (Aedes aegypti) xuất hiện ở khắp mọi nơi và gây ra biết bao phiền toái đối với cuộc sống. Và nghiêm trọng nhất là gây bệnh sốt xuất huyết cho con người.

Sau khi muỗi vằn hút máu từ người nhiễm virus Dengue thì virus này sẽ nằm dưới tuyến nước bọt của muỗi và sau đó truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết cho người khỏe mạnh khi bị muỗi đốt.

Muỗi vằn rất dễ dàng nhận dạng nhờ có vằn trắng, các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn.

1.3. Muỗi Culex

Nếu như muỗi Anophen gây bệnh sốt rét, muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết thì muỗi Culex là vật truyền bệnh chính của bệnh viêm não Nhật Bản B.

Muỗi Culex có chân và các gân trên cánh luôn được phủ bởi các vảy màu nâu, rất to, bay chậm và đốt rất đau.

Xem thêm: #Báo Giá Dịch Vụ Diệt Muỗi, Thuê Phun Thuốc Muỗi Tại Nhà

2. Muỗi sinh sản ở đâu?

các loài muỗi

Muỗi vằn Châu Á cái đẻ trứng tại các vũng nước, ao hồ

Khi tìm hiểu về loài muỗi bạn cũng nên cần tìm hiểu về nơi sinh sản của chúng. Bởi khi xác định được nơi sinh sản của muỗi bạn sẽ đưa ra được các phương pháp diệt muỗi hiệu quả nhất.

Muỗi cái sau khi giao phối xong, chúng sẽ bắt đầu đi hút máu động vật và con người để cung cấp protein cho quá trình sinh sản, chính muỗi cái là tác nhân gây dịch bệnh đến con người, còn muỗi đực thì không bởi nó chỉ ăn nhựa cây, hoa và trái cây mà thôi.

Và sau một thời gian giao phối, các loài muỗi cái sẽ bắt đầu tìm kiếm các vũng nước, ao hồ, dụng cụ chứa nước,.... để đẻ trứng vào đấy. Ngoài ra, chúng có thể đẻ trứng trong các đồ dùng trong gia đình như lọ hoa, chén bát, chậu nước, chậu cây cảnh,…

Xem thêm: #Top 9+ Dịch Vụ Diệt Muỗi Tại TPHCM Cam Kết Giá Rẻ, Chất Lượng

3. Vòng đời của muỗi như thế nào?

Cũng giống như đại đa số các loài côn trùng khác, vòng đời của muỗi cũng trải qua 4 giai đoạn Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Muỗi trưởng thành.

3.1. Giai đoạn trứng muỗi

Muỗi đực và muỗi cái giao phối với nhau, sau đó muỗi cái bắt đầu đi hút màu và khi nó đã cung cấp đủ lượng protein cho quá trình sinh sản thì chúng sẽ bắt đầu đẻ trứng. Muỗi sẽ đẻ trứng theo từng đợt, mỗi đợt đẻ trứng sẽ cách nhau 3 ngày. Số lượng trứng mỗi đợt là từ 150- 200 trứng.

3.2. Giai đoạn ấu trùng

các loài muỗi

Giai đoạn ấu trùng muỗi của cả muỗi thường và muỗi vằn

Khi gặp điều kiện thuận lợi thì chỉ khoảng 48 giờ, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Và giai đoạn ấu trùng muỗi sẽ kéo dài từ 1- 2 tuần.

Trong giai đoạn ấu trùng, thức ăn chính của chúng là vật ký sinh, vi khuẩn, tảo,... và đi lên mặt nước để hít thở. Ấu trùng con sẽ phải trải qua khoảng 4 lần lột xác và lớn dần qua các lần lột, cho đến khi lần lột xác cuối cùng sẽ tiến hóa thành nhộng.

3.3. Giai đoạn nhộng

Ở giai đoạn này, những con nhộng sẽ không ăn gì và chỉ tập trung vào việc nghỉ ngơi. Bởi ở giai đoạn thứ 3 của vòng đời muỗi, con nhộng chỉ mất 2 ngày để biến thành muỗi trưởng thành.

3.4. Muỗi trưởng thành

Muỗi sau khi tách ra từ nhộng sẽ chưa đi kiếm ăn ngay mà chúng sẽ nghỉ ngơi trên mặt nước một thời gian ngắn để hong khô các bộ phận trên cơ thể rồi sau đó mới bắt đầu đi kiếm ăn.

Muối cái thì bắt đầu đi hút máu người và các loài động vật để lấy dưỡng chất đi nuôi cơ thể, phát triển dần lên thành muỗi lớn. Còn muỗi đức thì hút dưỡng chất từ cây cối, hoa và trái cây. Và khi đủ khả năng sinh sản, muỗi cái sẽ bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới.

4. Những tác hại của muỗi đối với con người

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Trên thực tế, chỉ muỗi nào hút máu mới lây lan dịch bệnh cho con người. Vậy muỗi đực có hút máu không hoặc muỗi cái có hút máu không? Muỗi không hút máu chỉ có muỗi đực, còn muỗi cái hút máu vì nó cần protein cho quá trình sinh sản. Cho nên, muỗi cái chính là vật trung gian truyền nhiều căn bệnh gây nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, sốt vàng, sốt rét, viêm não Nhật Bản,…

Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của con người: Muỗi đực không lây lan dịch bệnh cho con người nhưng tiếng vo ve của chúng cộng với tiếng của muỗi cái cũng khiến cho bạn ong đầu. Và nó cứ bay lởn vỡn trong nhà gây ức chế, khó chịu cho mọi người.

5. Những cách phòng ngừa muỗi hiệu quả

Để phòng tránh các tác hại do muỗi gây ra cho con người thì chỉ có cách là tiêu diệt và tìm các biện pháp phòng tránh chúng mà thôi. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho mọi người một số cách phòng ngừa muỗi hiệu quả, an toàn cho sức khỏe con người và vật nuôi.

5.1. Phun thuốc diệt muỗi định kỳ

các loài muỗi

Phun thuốc diệt muỗi định kỳ 6 tháng 1 lần

Đây là một trong những cách phòng ngừa muỗi Anophen và muỗi vằn, muỗi Gallinipper hiệu quả nhất. Trên thị trường hiện có bán rất nhiều loại thuốc diệt muỗi. Nhưng để đảm bảo an toàn thì nên thuê dịch vụ phun thuốc diệt muỗi chuyên nghiệp Trần Long.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pest Control, Trần Long có sự hiểu biết sâu sắc về côn trùng và luôn cập nhật những công nghệ kiểm soát côn trùng tiên tiến nhất. Từ đó giúp chúng tôi tạo ra những giải pháp tối ưu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

5.2. Lắp cửa lưới chống muỗi

Bạn có thể lắp cửa lưới để phòng ngừa các loài muỗi và côn trùng gây hại bay vào nhà. Cửa lưới được thiết kế có các mắt lưới rất nhỏ vừa có thể ngăn muỗi và các côn trùng bay vào nhà vừa ngăn được loại bụi siêu mịn.

Khi sử dụng cửa lưới chống muỗi bạn có thể đón được nhiều ánh sáng, gió mát từ bên ngoài vào, từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho gia đình.

5.3. Cách phòng muỗi bằng tinh dầu

Một số loại tinh dầu như tinh dầu sả, oải hương, bạc hà, húng quế,… là thiên địch của muỗi. Một số thành phần có trong các loại tinh dầu này có khả năng làm tê liệt dây thần kinh của muỗi. Từ đó khiến cho chúng mất phương hướng trong quá trình bay và không xác định được mục tiêu đang ở đâu để tấn công. 

Bạn có thể nhỏ một ít giọt tinh dầu vào nước, cho hỗn hợp này vào bình xịt và xịt vào những khu vực hay có muỗi.

Xem thêm: Cách Làm Tinh Dầu Đuổi Muỗi Bằng Nguyên Liệu Đơn Giản Tại Nhà

5.4. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Giữ cho nhà cửa luôn sạch là cách phòng ngừa muỗi hiệu quả. Hãy lau chùi nhà cửa, các vật dụng trong nhà sạch sẽ với các sản phẩm vệ sinh chuyên nghiệp. Thường xuyên đổ rác, nhất là các khu vực ít ai để ý tới như đường ống nước, máng xối,... Các vật dụng chứa nước trong nhà cần được đậy nắp

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết được các loài muỗi gây hại cho con người, cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy nhớ theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin về loài muỗi nhé!

Thông tin liên hệ đến Trần Long

- Địa chỉ: 44/16/7 đường số 12, P. Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP HCM

- Zalo tư vấn: 0778383572  

- Hotline: 0778383572

- Website: https://dietmoitranlong.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/dietmoitranlong

- Youtube: https://www.youtube.com/@dietmoitranlong

Trần Bá Luận
Anh Trần Bá Luận hiện đang là CEO tại công ty chuyên cấp dịch vụ diệt mối và côn trùng Trần Long. Ngoài vị trí CEO với nhiệm vụ điều hành công ty, anh Luận còn tham gia vào các dự án phòng diệt mối và côn trùng tại các công trình khác nhau. Với kinh nghiệm hơn 10 năm ở lĩnh vực phòng chống côn trùng, anh Trần Bá Luận đã thực hiện thành công hơn 1900 dự án mỗi năm trên khắp cả nước. Trần Bá Luận