messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0778383572

#Tìm Hiểu Về Các Loài Ruồi | Bao Nhiêu Loài | Tác Hại Ra Sao

Ruồi là một trong những loài côn trùng thường xuyên xuất hiện ở xung quanh chúng ta. Vậy bạn có biết ruồi có bao nhiêu loài không? Các loài ruồi này có gây hại không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé!

1. Ruồi có bao nhiêu loài?

Ruồi thuộc bộ Diptera, chúng có một đôi cánh đơn trên đốt ngực giữa và ở cánh sau là một cặp bộ phận để giữ thăng bằng cho chúng. Theo thống kê trên toàn thế giới đã phát hiện ruồi có hơn 240.000 loài khác nhau. Tại Việt Nam đã phát hiện được hơn 170 loài ruồi trong các khu dân cư, nhà ở. Dưới đây là các loài ruồi phổ biến nhất.

Các loài ruồi

Các loài ruồi phổ biến nhất

  • Ruồi giấm

Ruồi giấm có tên khoa học là Drosophila, nó là một phức hợp họ ruồi. Loài này có mắt đỏ, cũng có loài mắt đen và ngực màu vàng như rám nắng. Phần bụng trên của ruồi giấm có màu đen, bên dưới lại là màu xám. 

  • Ruồi vàng

Ruồi vàng hay còn được gọi là ruồi đục trái, chúng có tên khoa học là Bactrocera cucurbitae. Phần đầu có dạng hình cầu, phía trước đầu có màu nâu đỏ với những vết chấm đen nhỏ. Phần thân có màu vàng, nâu đỏ với những đường vân vàng, cánh trong, chân có đùi nâu đỏ, chày và bàn màu vàng. 

  • Ruồi xanh

Ruồi xanh hay còn được gọi là nhặng xanh, là một dạng ruồi thường thấy trong họ Calliphoridae. Kích thước của ruồi xanh khoảng 6 - 10mm, mắt màu đỏ, có thân màu xanh dương hoặc xanh lá cây), cánh ruồi xanh màu trắng có đường vân màu đen

  • Ruồi cánh bướm

Ruồi cánh bướm còn có tên gọi khác là ruồi cống, chúng thuộc họ Psychodidae. So với muỗi, ruồi cánh bướm ngắn và tròn trịa hơn, kích thước từ 0.5 đến 0.7cm. Toàn thân ruồi cánh bướm hơi xám và nhiều lông. Chúng sở hữu đôi cánh rộng, nhiều lông trông giống như loài bướm.

  • Ruồi trâu

Ruồi trâu là loài sống ký sinh trên cơ thể động vật có vú. Loài này có kích thước to hơn các họ ruồi khác. Ruồi trâu có rất là nhiều lông và có vết sọc khắp thân.

Xem thêm: #1 Dịch Vụ Diệt Ruồi Uy Tín, Chất Lượng Tại Trần Long

2. Ruồi thường sinh sản ở môi trường nào?

Các loài ruồi

Ruồi thường kiếm ăn và sinh sản ở các bãi rác

Ruồi sống chủ yếu ở những nơi có nhiều rác thải, nơi nuôi gia súc, khu vực nhà vệ sinh,… Bởi đây là những nơi thường có mùi hôi, đặc điểm yêu thích của chúng. Ruồi hoạt động mạnh vào ban ngày, còn buổi đêm để giao phối sinh sản. Các loài ruồi thường đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,…

Xem thêm: #5+ Cách Đuổi Ruồi Cánh Bướm Ra Khỏi Nhà Hiệu Quả

3. Vòng đời của ruồi ra sao?

Vòng đời của các loài ruồi đều phải trải qua 4 giai đoạn Trứng - Ấu Trùng (giòi) – Nhộng – Ruồi Trưởng Thành. 

3.1. Giai đoạn trứng ruồi

Các loài ruồi

Trứng ruồi có màu trắng đục

Khi con đực và con cái giao phối xong, ruồi cái sẽ bắt đầu tìm kiếm nơi để trứng. Thường thì các loài ruồi sẽ chọn nơi có phân, rác thải, xác chết động vật để đẻ trứng vào đấy. Trứng của ruồi có màu trắng đục kích thước khoảng 1,2mm. Mỗi lần chúng có thể để được 75 – 150 trứng. 

3.2. Giai đoạn ấu trùng ruồi

Sau khoảng 1 – 3 ngày, trứng ruồi sẽ nở ra thành ấu trùng. Ở giai đoạn này, ấu trùng chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ăn để tích trữ năng lượng, đến một thời điểm chúng sẽ chui vào nơi tối tăm để chuẩn bị hóa thành nhộng. Nguồn thức của ấu trùng lúc này là các chất hữu cơ xung quanh để hấp thụ protein, dưỡng chất,... 

3.3. Giai đoạn nhộng

Sau khoảng 2 – 4 tuần, ấu trùng sẽ lột xác thành nhộng. Nhộng có hình trụ, đầu tròn, vỏ bắt đầu cứng dần độ dài đạt khoảng 1,2mm. Nhộng ban đầu có màu vàng nhạt sau đó đậm dần sau cùng sẽ chuyển thành nâu đỏ.

3.4. Giai đoạn ruồi trưởng thành

Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chỉ sau 2 – 6 ngày, nhộng sẽ tiến hóa thành ruồi trưởng thành chỉ hoặc mất 20 ngày nếu ở thời tiết xấu. Ruồi sẽ đục lớp vỏ nhộng và chui ra ngoài. Và lúc này chúng sẽ chưa bay được ngay mà nó sẽ mất một khoảng thời gian từ 16 – 24 giờ để hoàn thiện. Sau đó chúng sẽ bay đậu khắp nơi để tìm kiếm thức ăn và làm nhiệm vụ sinh sản, duy trì nòi giống. 

*Lưu ý: Tùy theo từng loài ruồi khác nhau mà vòng đời của chúng sẽ có thể có chút xê dịch khác nhau.

4. Những tác hại của loài ruồi đối với con người

Các loài ruồi

Ruồi giấm gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hoá

Sự xuất hiện của các loài ruồi đã gây ra nhiều tác hại đối với sinh hoạt, sức khỏe, kinh tế của nhiều gia đình, có thể kể đến như:

  • Gây phiền toái cho con người: Ruồi khi bay đều phát ra tiếng vo ve vô cùng khó chịu. Điều này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây suy nhược tinh thần nếu tái diễn trong thời gian dài.
  • Lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người: Do sống ở những nơi không sạch sẽ như rác thải, nơi nuôi gia súc, khu vực nhà vệ sinh,… nên cơ thể ruồi rất dễ mang theo vô số các vi khuẩn, virus và mầm bệnh nguy hiểm. 
  • Khi đậu lên đồ ăn thức uống của con người, các mầm bệnh do ruồi mang theo sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng ngộ độc, tiêu chảy, thương hàn, tả, giun sán,... Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh ruồi có thể gây nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như dị ứng, mẩn ngứa, mụn cóc, nấm và phong cùi.
  • Gây thiệt hại về kinh tế: Trong số các loài ruồi thì ruồi vàng gây thiệt hại nhiều về kinh tế nhất cho nhiều chủ vườn. Khi ruồi vàng chích vào quả đẻ trứng sau đó nở thành sâu non làm hư hại quả, xảy ra tình trạng quả bị cong queo, dị dạng, thối rụng hoặc khi bổ ăn thấy con dòi nằm trong thịt quả. Từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất, mẫu mã, chất lượng, nghiêm trọng hơn là không cho thu hoạch. 

5. Những cách phòng ngừa ruồi hiệu quả

Các loài ruồi

Rác thải không sử dụng cần cho vào thùng rác

Để ngăn chặn tác hại mà ruồi có thể gây ra cho con người thì cần tìm cách phòng ngừa chúng. Bạn có thể sử dụng các phương pháp phòng ngừa ruồi hiệu quả dưới đây:

  • Phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không nên để các thứ phân rác, và các đồ vật ôi thiu,… gần khu vực chúng ta sinh sống.
  • Để ngăn chặn ruồi vàng gây hại cây ăn quả thì bạn cần tỉa thưa vườn cây ở mật độ hợp lý và tỉa cành tạo tán thông thoáng cho cây nhằm hạn chế nơi trú ngụ của ruồi vàng trưởng thành. Chọn thời điểm thích hợp nhất thu hoạch quả, không nên để quả chín lâu trên cây.
  • Không để xuất hiện tình trạng đọng ứ nước nước trong nhà, trong vườn vì nó có thể thu hút ruồi đến làm nơi sinh sản. 
  • Lắp cửa lưới để có thể kiểm soát ruồi và những loại côn trùng khác bay vào nhà.
  • Trồng thêm một số loại cây có khả năng đuổi ruồi muỗi hiệu quả như bạc hà, húng quế, tía tô đất, sả, hương thảo, oải hương, hoa cúc vạn thọ, dạ yên thảo,...
  • Để đề phòng ruồi hiệu quả, bạn có thể tiến hành phun thuốc diệt ruồi định kỳ. Một số thuốc đuổi ruồi sẽ phát huy được công dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng và nên lựa chọn những loại thuốc an toàn không độc hại, thân thiện với môi trường. Tốt nhất là nên tìm đến dịch vụ phun thuốc diệt ruồi chuyên nghiệp Trần Long.
  • Với đội ngũ kỹ thuật viên đông đảo, có chuyên môn cao, đã thực hiện thành công nhiều dự án sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ diệt ruồi hoàn hảo, sử dụng những phương pháp tối ưu và tiết kiệm nhất.

Xem thêm: Làm Cách Nào Để Đuổi Ruồi? #9+ Cách Đuổi Ruồi Hiệu Quả Nhất

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về các loài ruồi, biết cách phòng ngừa ruồi hiệu quả.

Thông tin liên hệ đến Trần Long

- Địa chỉ: 44/16/7 đường số 12, P. Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP HCM

- Zalo tư vấn: 0778383572  

- Hotline: 0778383572

- Website: https://dietmoitranlong.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/dietmoitranlong

- Youtube: https://www.youtube.com/@dietmoitranlong

Trần Bá Luận
Anh Trần Bá Luận hiện đang là CEO tại công ty chuyên cấp dịch vụ diệt mối và côn trùng Trần Long. Ngoài vị trí CEO với nhiệm vụ điều hành công ty, anh Luận còn tham gia vào các dự án phòng diệt mối và côn trùng tại các công trình khác nhau. Với kinh nghiệm hơn 10 năm ở lĩnh vực phòng chống côn trùng, anh Trần Bá Luận đã thực hiện thành công hơn 1900 dự án mỗi năm trên khắp cả nước. Trần Bá Luận