messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0778383572

Tổ Chức Xã Hội Của Loài Mối Ra Sao? Vai Trò Của Từng Loài

Trong số những loại côn trùng thì loài mối được xem là một trong những chủng loại khiến con người cực kỳ e ngại. Bởi lẽ chúng không hành động đơn độc và sở hữu hẳn một tổ chức xã hội đoàn kết. Vậy tổ chức xã hội của loài mối như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổ chức xã hội của loài mối ra sao

Một trong những đặc điểm thú vị về loài mối chính là lối sống bầy đàn cực kỳ chặt chẽ của chúng. Đây là côn trùng có thiên tính tự nhiên và đàn mối hình thành nên một hệ thống tổ chức xã hội cực kỳ chuyên nghiệp.

Tổ chức xã hội của loài mối tương tự như tổ chức xã hội của kiến, ong hay người đều có sự phân cấp thành viên. Chúng có đa dạng hình thái và mỗi loại có cấu tạo cơ thể duy trì chức năng của riêng mình.

Tổ chức xã hội của trong tổ mối cực kỳ chặt chẽ, thống nhất

Sứ mệnh chung của đàn mối chính là phát triển giống loài lớn mạnh và hành động của bầy đàn luôn hướng đến mục tiêu này. Mỗi thành viên trong đàn từ mối chúa, mối lính, mối thợ,... luôn tuân thủ theo nguyên tắc của loài và làm việc.

Xã hội loài mối sẽ có 3 công việc chính bao gồm:

  • Xây dựng tổ: Chúng không ngừng xây dựng vương quốc của mình và mở rộng chúng. Đây sẽ là nơi để các thành viên yên tâm cư trú và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • Kiếm ăn: Kiếm ăn là công việc mà mọi loài động thực vật nào cũng cần thực hiện để duy trì sự sống và mối cũng tương tự.
  • Sinh sản: Sinh sản ra thế hệ hậu đại được xem là trọng tâm của loài mối và mọi việc làm đều hướng về mục đích này.

Xem thêm: #Giá Dịch Vụ Diệt Mối Tại Nhà, Chi Phí Rẻ, Bảo Hành Dài Lâu

2. Ý nghĩa tổ chức xã hội loài mối

Tổ chức xã hội của loài mối có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với loài côn trùng này. Đàn mối hình thành một thể thống nhất và làm việc vì mục đích chung của xã hội.

Điều này là một điểm đáng gờm của loài mối và cũng là điều khiến con người lo sợ. Tính xã hội cao nên mối cực kỳ đoàn kết hợp tác với nhau để hoàn thành nghĩa vụ phát triển bầy đàn lớn mạnh.

Số lượng đông đảo của đàn không ngừng nhân lên theo cấp số nhân khiến mức độ phá hoại tăng cao gây nhiều hệ luỵ cho loài người. Dù kích cỡ nhỏ bé nhưng so với các loài động vật khác hành động đơn lẻ hoặc không theo trật tự thì loài vật này đáng sợ hơn rất nhiều.

Tổ chức xã hội là kim chỉ nam giúp giống loài phát triển mạnh

Xem thêm: Tìm Hiểu Vòng Đời Của Mối - Tuổi Thọ Và Các Giai Đoạn Sinh Trưởng

3. Vai trò của từng thành viên trong xã hội loài mối

Trong tổ chức xã hội của loài mối sẽ bao gồm nhiều thành viên và từng thành viên sẽ có trách nhiệm của riêng mình. Cụ thể chúng ta có thể xếp vai trò của các thành viên như sau:

  • Mối có khả năng sinh sản

Mối có khả năng sinh sản là các thành viên đảm nhận vai trò giao phối, sinh sản tạo ra thế hệ mới cho đàn. Ở thành viên này sẽ không cần phải ra khỏi tổ đi tìm thức ăn mà được phục vụ chăm sóc cung phụng như vua chúa.

Nhiệm vụ của chúng là tạo ra các thế hệ tiếp theo và đảm bảo mật độ dân số trong bầy đàn. Những thành viên này sẽ bao gồm:

  • Vai trò của mối chúa: Là mối có kích thước to nhất trong đàn với hình thể béo tròn to gấp 300 lần so với đồng loại. Mối chúa còn được gọi là mối nữ hoàng, mối hậu có cơ quan sinh dục phát triển và có phần đầu cứng.

Mối hậu có tuổi thọ lên đến hàng thập kỷ nếu như có điều kiện sống đảm bảo, được chăm sóc tốt. Ở thời kỳ sinh sản đỉnh cao chúng có thể sinh từ 8000 - 10000 trứng mỗi ngày.

  • Mối vua: Mối vua là mối đực đảm nhận vai trò giao phối và số lượng thường chỉ có một con. Nhưng trong nhiều trường hợp trong một tổ có thể có nhiều hơn 1 con mối vua và mối chúa để dự bị hoặc hỗ trợ sinh sản.
  • Vai trò của mối cánh: Mối cánh là ấu trùng mối phát triển đến giai đoạn trưởng thành có thêm cánh để bay đi. Chúng được hình thành trong giai đoạn tổ mối đã phát triển mạnh và cần phân tán đàn.

Mối cánh sẽ bay đi tìm nơi thích hợp sau đó rụng cánh và bắt cặp với nhau để giao phối, đẻ trứng và tạo thành tổ chức xã hội loài mối mới.

Các thành viên trong xã hội loài mối được phân chia giai cấp theo chức năng

  • Mối không có khả năng sinh sản

Mối không có khả năng sinh sản trong đàn bao gồm mối thợ và mối lính. Chúng chiếm tỉ lệ đông đảo trong bầy và không thể sinh sản. Vai trò của mối thợ là tìm kiếm thức ăn, chăm sóc con non, mối chúa được an toàn, khoẻ mạnh.

Vai trò của mối lính là phòng vệ cảnh báo nguy hiểm cho đàn. Chúng có kích thước đầu to hơn, có cặp hàm phát triển và sẽ tiết dịch phòng vệ tấn công kẻ thù.

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về tổ chức xã hội của loài mối và vai trò của từng thành viên. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã hiểu thêm về sức ảnh hưởng của chủng loại côn trùng này.

Thông tin liên hệ đến Trần Long

- Địa chỉ: 44/16/7 đường số 12, P. Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP HCM

- Zalo tư vấn: 0778383572  

- Hotline: 0778383572

- Website: https://dietmoitranlong.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/dietmoitranlong

- Youtube: https://www.youtube.com/@dietmoitranlong

Trần Bá Luận
Anh Trần Bá Luận hiện đang là CEO tại công ty chuyên cấp dịch vụ diệt mối và côn trùng Trần Long. Ngoài vị trí CEO với nhiệm vụ điều hành công ty, anh Luận còn tham gia vào các dự án phòng diệt mối và côn trùng tại các công trình khác nhau. Với kinh nghiệm hơn 10 năm ở lĩnh vực phòng chống côn trùng, anh Trần Bá Luận đã thực hiện thành công hơn 1900 dự án mỗi năm trên khắp cả nước. Trần Bá Luận