Tìm Hiểu Vòng Đời Của Mối - Tuổi Thọ Và Các Giai Đoạn Sinh Trưởng
Mối là loài côn trùng có tuổi thọ cực cao cùng tốc độ sinh sản khủng khiếp. Đàn mối không ngừng sinh sôi nảy nở theo thời gian gây nhiều tác động xấu cho con người. Hãy cùng tìm hiểu về vòng đời của mối, tuổi thọ và các giai đoạn sinh trưởng để hiểu thêm về loài vật này qua bài viết dưới đây.
1. Vòng đời của con mối
Mối là loài côn trùng có sức phá hoại khủng khiếp và là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy chúng có ngoại hình nhỏ bé nhưng lại có sức tấn công mạnh nhờ lực lượng hùng hậu. Loài động vật này có tính xã hội cao và hướng tới mục đích chung là phát triển giống loài lớn mạnh.
Chúng có đa dạng hình thái khác nhau, có chức năng riêng, cơ chế sinh sản tự nhiên đặc thù. Những yếu tố này giúp loài côn trùng gặm nhấm như mối phân tán mở rộng bầy đàn. Lý giải rõ hơn cho chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vòng đời của mối để hiểu thêm về sinh vật này nhé!
Vòng đời của loài mối được phân chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
-
Giai đoạn trứng
Vòng đời con mối sẽ bắt đầu hình thành từ giai đoạn trứng được sinh ra từ mối chúa. Mối chúa sẽ giao phối và đẻ trứng trong tổ, giai đoạn đầu mới hình thành tổ chỉ đẻ khoảng 20 trứng và lâu dần sẽ có thể sinh sản đến 8000 - 10000 trứng mỗi ngày.
Trứng mối có hình dạng tương tự trứng cá và có màu trắng ngà đục. Ban đầu trứng sẽ được chăm sóc bởi mối chúa và sau đó đến giai đoạn thích hợp sẽ chuyển dần cho mối thợ chăm sóc.
Vòng đời con mối bắt đầu từ việc mối chúa đẻ trứng
Xem thêm: #Giá Dịch Vụ Diệt Mối Tại Nhà, Chi Phí Rẻ, Bảo Hành Dài Lâu
-
Giai đoạn ấu trùng
Ấu trùng mối sẽ được nở ra từ trứng sau khoảng thời gian được chăm sóc bởi mối chúa. Lúc này ấu trùng có màu sắc trắng trong và chưa thể tự tiêu hoá xenlulozơ như mối trưởng thành.
Để con non có thể phát triển thì mối đã trưởng thành sẽ hỗ trợ tiêu hoá thức ăn và móm cho chúng. Mối trưởng thành sẽ tìm thức ăn và hỗ trợ tiêu hoá chúng bằng cách nhai nát thức ăn và tiết ra enzym sau đó bài tiết qua đường hậu môn.
Hỗn hợp này sẽ được mối thợ bón phân cho ấu trùng để chúng có thể sinh trưởng.
-
Giai đoạn trưởng thành
Qua quá trình chăm sóc của thế hệ trước các ấu trùng mối sẽ đạt đến giai đoạn trưởng thành và phân cấp chức năng. Những con mối trưởng thành có thể phát triển thành các loại mối như sau:
- Mối thợ: Đây là loại mối có số lượng đông đảo nhất trong đàn và có trách nhiệm kiến tạo vương quốc cũng như tìm thức ăn. Đây cũng là thành phần gây hại chủ yếu cho các công trình, cây cối, môi trường sống của người.
Vòng đời của mối thợ chỉ xoay quanh việc chăm chỉ kiếm ăn và còn hỗ trợ chăm sóc mối chúa cũng như ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành.
- Mối lính: So với mối thợ thì mối lính thường có số lượng ít hơn và đảm nhận vai trò phòng vệ cho vương quốc nhỏ. Mối lính có ngoại hình gai góc, to hơn so với mối thợ thông thường. Khi cần thiết mối lính cũng có thể được trưng dụng làm chức năng của mối thợ.
Vòng đời của mối như một vòng lập từ khi sinh đến khi trưởng thành
- Mối cánh: Mối cánh là mối con phát triển trưởng thành nhưng được trang bị thêm đôi cánh để di chuyển nhằm phân tán mở rộng tổ mối. Chúng thường được hình thành ở giai đoạn khi tổ mối và ổn định sau khoảng 3 - 4 năm và có đủ lực lượng để phân đàn.
Mối cánh sẽ bay đi khắp nơi để tìm vị trí thích hợp hình thành tổ mới. Nếu chọn được nơi phù hợp chú sẽ rụng cánh, giao phối và bắt đầu một vòng đời của con mối. Nếu tính riêng vòng đời của mối chúa thì chúng ta có thể xem xét theo vòng đời của mối cánh.
- Mối vua/mối chúa: Thông thường mối chúa và mối vua sẽ tiết ra hoocmon nhằm ngăn cản khả năng sinh sản của đàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết thì chúng cho phép việc ấu trùng phát triển thành mối vua, mối chúa để hỗ trợ việc sinh sản.
Xem thêm: Mối Sống Ở Môi Trường Nào? Môi Trường Mối Sinh Trưởng Nhiều Nhất
2. Tuổi thọ của các loại mối
Vòng đời của mối các loại có những giai đoạn tương đồng, xong cũng có đôi lúc khác biệt. Mối là loài côn trùng có tính xã hội cao và có tính phân cấp rõ rệt.
Mỗi thành viên trong xã hội này có vai trò, chức năng riêng biệt, thế nên không chỉ vòng đời khác biệt mà tuổi thọ của chúng cũng có phần chênh lệch. Cụ thể tuổi thọ của các loại mối trong điều kiện không bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như sau:
- Mối thợ: Mối thợ là loại mối có kích thước bé và có khả năng sống từ 1 - 3 năm trong điều kiện cho phép.
- Mối lính: Tuổi thọ của mối lính sẽ tương đương với mối thợ và khi chúng mất đi sẽ có thế hệ tiếp theo sinh ra tiếp tục vòng đời con mối.
- Mối chúa: Tuổi thọ của mối chúa có thể lên đến từ 25 - 50 năm và chúng sẽ không ngừng sinh sản. Vòng đời mối cánh sẽ được tính tương đương cho mối chúa hoặc mối vua theo giới tính của chúng.
- Mối vua: Mối vua đóng vai trò giao phối và có tuổi thọ khoảng 10 năm.
Vòng đời của con mối có thể lên đến hàng thập kỷ
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vòng đời của mối và những thông tin thú chúng. Hy vọng qua những thông tin này đã giúp bạn hiểu thêm về giống loài này và có cánh phòng tránh chúng hiệu quả.
Thông tin liên hệ đến Trần Long
- Địa chỉ: 44/16/7 đường số 12, P. Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP HCM
- Zalo tư vấn: 0778383572
- Hotline: 0778383572
- Website: https://dietmoitranlong.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/dietmoitranlong
- Youtube: https://www.youtube.com/@dietmoitranlong
TIN TỨC LIÊN QUAN