messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0778383572

Quy Định Về Phòng Chống Mối Cho Công Trình Xây Dựng Và Nhà Ở

Mối là loài côn trùng vô cùng nguy hiểm đối với nhà cửa và những vật dụng làm bằng gỗ của gia đình. Vì vậy cần tìm cách tiêu diệt và phòng ngừa mối. Tuy nhiên, việc xử lý chống mối cho công trình xây dựng đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng quy định. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về quy định về phòng mối cho công trình xây dựng và nhà ở nhé!

1. Phòng chống mối công trình xây dựng là gì?

Phòng chống mối cho công trình xây dựng và nhà ở

Phòng chống mối cho công trình là công tác kiểm soát phòng ngừa mối được thực hiện ngay từ giai đoạn nền móng. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống mối công trình là sẽ tạo một chiếc hàng rào bảo vệ công trình xây dựng khỏi sự xâm nhập của mối.

Và công tác phòng chống mối công trình cũng phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu theo TCVN 7958:2017 quy định về Bảo vệ công trình xây dựng, phòng chống Mối cho công trình xây dựng mới.

2. Phạm vi áp dụng của quy định về phòng chống mối công trình xây dựng và nhà ở

Tiêu chuẩn TCVN 7958:2017 quy định về các yêu cầu kỹ thuật cần tuân thủ khi áp dụng các biện pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng và nhà ở sử dụng các vật liệu dễ bị mối phá hoại như xen-lu-lô, các kết cấu có chứa xen-lu-lô và chất dẻo tổng hợp.

*Lưu ý: Tiêu chuẩn TCVN 7958:2017 chống mối công trình này không áp dụng cho các công trình đê đập và cây trồng.

3. Phân loại yêu cầu phòng chống mối cho công trình xây dựng và nhà ở

Quy định về phòng chống mối công trình trong TCVN 7958:2017

Trong tiêu chuẩn phòng chống mối công trình xây dựng và nhà ở, người ta phân ra 4 loại cơ bản, gồm:

  • Loại A: Các công trình có niên hạn sử dụng từ 100 năm trở lên, đây là các công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức đặc biệt cao. Nếu công trình xây dựng nằm trong nhóm này phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi bắt đầu thi công xây dựng.
  • Loại B: Các công trình xây dựng có niên hạn sử dụng 50 – dưới 100 năm có yêu cầu phòng chống mối ở mức cao. Nếu công trình xây dựng nằm trong nhóm này cũng phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi bắt đầu thi công xây dựng.
  • Loại C: Các công trình có niên hạn sử dụng từ 20 năm – dưới 50 năm có yêu cầu phòng chống mối ở mức thấp. Nếu công trình nhà bạn thuộc loại này có thể xem xét cân nhắc áp dụng một phần các biện pháp phòng chống mối trước khi xây dựng.
  • Loại D: Các công trình có yêu cầu phòng chống mối ở mức cực thấp. Đối với các công trình thuộc loại này không cần áp dụng các biện pháp phòng chống mối trước khi xây dựng nhé.

Xem thêm: #9+ Dịch Vụ Diệt Mối Tại TPHM Giá Rẻ Cam Kết Uy Tín Tận Gốc

4. Khảo sát và thiết kế phòng chống mối cho công trình xây dựng và nhà ở

4.1. Khảo sát phát hiện mối

Tiến hành khảo sát phát hiện khu vực cần diệt mối

Bước này rất quan trọng, vì vậy cần được thực hiện bởi những người có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này. Xác định chính xác loại mối gây hại tại khu đất xây dựng công trình và nhận biết tình trạng mối hoạt động.

4.2. Thiết kế biện pháp phòng chống mối hiệu quả

Sau khi đã xác định được loại mối gây hại cũng như mức độ gây hại sẽ tiến hành thiết kế biện pháp phòng chống mối hiệu quả. Và quá trình thiết kế phòng chống mối cần được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực. Việc thiết kế phòng chống mối sẽ tùy mức độ khác nhau nhưng ít nhất cần có các bước dưới đây:

  • Đầu tiên là báo cáo thực trạng mối phá hoại
  • Đưa ra các biện pháp xử lý mối
  • Xem xét thực hiện phòng chống mối công trình xây dựng và nhà ở bằng thuốc hay kết hợp nhiều phương pháp
  • Dự kiến thời gian thực hiện phòng chống mối công trình trước, trong và sau khi thi công công trình,
  • Dự toán kinh phí thực hiện công tác phòng mối cho công trình xây dựng và nhà ở,… Với phần kinh phí thì có thể chọn lựa những công ty với mức giá dịch vụ diệt mối hợp lý nhằm tối ưu chi phí một cách tốt nhất.

5. Các biện pháp phòng mối cho công trình xây dựng và nhà ở

5.1. Biện pháp diệt các tổ mối trong nền đất và công trình cũ

Phun thuốc diệt mối cho nền công trình xây dựng

Mục đích: Loại bỏ tất cả các tổ mối có sẵn trong nền công trình cũ và các tổ mối mới hình thành trong quá trình xây dựng nền, móng.

Tiến hành: Trước khi xây dựng công trình mới trên nền đất mới hay nền công trình cũ có mối phải áp dụng các biện pháp theo quy định tại điều 7.1; 7.2 trong TCVN 8268 : 2017, sau đó mới được thi công xây dựng công trình mới.

5.2. Biện pháp dùng hệ thống trạm bả tiêu diệt và phòng ngừa mối

Mục đích: Lắp đặt hệ thống trạm bả nhằm tạo ra hệ thống kiểm soát mối ngay khi mối mới xuất hiện ở trong công trình và các vùng lân cận.

Yêu cầu kỹ thuật:

  • Thời gian hoạt động của các trạm bả tối thiểu là 3 tháng.
  • Hệ thống trạm bả phòng chống mối phải được bố trí thành 2 lớp, một lớp bên ngoài và một lớp bên trong.
  • Cần đặt các trạm bả phải ở những khu vực mối hoạt động nhiều.

Tiến hành đặt trạm bã: 

Lắp đặt hệ thống trạm bả bên ngoài: Cần tiến hành đặt các trạm bả ở lớp bên ngoài thành hàng có khoảng cách giữa các trạm bả từ 1m đến 5m, cách tường móng công trình từ 0,3 m đến 0,6 m. Tại các vị trí có đường ống kỹ thuật đi vào công trình, nơi có gốc cây to, các bụi cây cảnh cần bố trí mật độ trạm bả nhiều hơn.

Lắp đặt lớp trạm bả bên trong: Lớp trạm bả bên trong công trình được đặt vào trong thân, nền công trình nơi thường hoạt động. Khoảng cách lắp đặt các trạm nhử này cách nhau không gần dưới 5m, không xa quá 10m.

*Lưu ý: Biện pháp phòng mối cho công trình xây dựng và nhà ở bằng bả được tiến hành sau khi diệt mối trong công trình. Trong trường hợp sử dụng bả kết hợp với các biện pháp khác thì thi công các biện pháp khác trước, sau đó mới lắp đặt trạm bả.

5.3. Biện pháp phòng mối cho công trình xây dựng bằng thuốc

Biện pháp phòng mối bằng thuốc

+ Tạo hàng rào thuốc trong đất:

  • Mục đích: Biện pháp phòng mối bằng hàng rào thuốc trong đất giúp ngăn chặn mối xâm nhập trở lại công trình xây dựng và nhà ở.
  • Tiến hành tạo hàng rào thuốc trong đất: Khoan lỗ trong đất hoặc xuyên qua lớp gạch hay bê tông cho tới đất, đảm bảo khoảng cách giữa các lỗ khoan từ 20cm đến 35cm và cách chân tường về bên ngoài từ 5cm đến 20cm (tùy điều kiện thực tế), rồi sử dụng thiết bị chuyên dụng bơm thuốc vào các lỗ và dùng xi-măng bịt kín lại.
  • Loại thuốc, dạng thuốc và liều lượng sử dụng phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, thường thuốc dạng nước được dùng với liều lượng 5 l/m.

+ Dùng thuốc bảo quản các vật liệu bằng gỗ:

  • Mục đích: Ngăn không cho mối tiếp cận nguồn thức ăn để hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của mối có trong công trình.
  • Yêu cầu kỹ thuật:  Trước khi tiến hành cần đậy kín toàn bộ bề mặt cấu kiện gỗ một lớp thuốc bảo quản gỗ.

+ Tiến hành công tác phòng mối cho gỗ:

  • Gỗ cần phải được gia công thành phẩm trước mới tiến hành xử lý thuốc
  • Trước khi tiến hành cần đậy kín toàn bộ bề mặt cấu kiện gỗ một lớp thuốc bảo quản gỗ.
  • Sau khi xử lý thuốc phòng mối xong mới tiến hành quét vecni hoặc sơn lại.
  • Thuốc bảo quản gỗ ở nước ta gồm có 2 dạng, đó là dạng dung môi dầu có thể phun hoặc là nhúng và quét, dạng dung môi nước thì cần phải xử lý theo phương pháp ngâm và tẩm áp lực chân không.
  • Đối với các công trình phòng chống mối loại B,C,D có thể dùng hợp chất đặc chủng Lentrek 40EC phun với nồng độ 1,5 – 3% với liều lượng 5 lít phun cho một mét vuông mặt nền.

5.4. Phòng chống mối bằng hệ thống lưới thép không gỉ

Mục đích: Hệ thống lưới thép không gỉ được bố trí tạo lớp ngăn cách, không cho mối xâm nhập từ nền lên thân công trình, từ thân công trình liền kề xâm nhập vào công trình cần bảo vệ.

Thực hiện: Theo quy định về phòng chống mối công trình, các vị trí được bố trí lưới thép không gỉ bao gồm: mặt nền tầng trệt và tầng hầm, đường ống kỹ thuật đi xuyên qua tường và nền, bề mặt tường tiếp giáp với công trình bên cạnh, tiếp giáp chân tường với nền móng.

Xem thêm: #9+ Lợi Ích Khi Phòng Trừ, Diệt Mối Mọt Từ Sớm

6. Những hướng dẫn an toàn khi sử dụng thuốc phòng chống mối cho công trình xây dựng

Trang bị đồ bảo hộ theo đúng quy định

Theo quy định về phòng chống mối công trình TCVN 7958:2017, trong suốt quá trình thực hiện các bước phòng chống mối cho công trình xây dựng và nhà ở bằng thuốc, người sử dụng thuốc phòng chống mối cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

  • Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, tránh để thuốc dây rớt vào mắt, mũi, miệng, da và quần áo.
  • Không được ăn uống, hút thuốc lá trong quá trình pha hay phun thuốc phòng mối cho công trình xây dựng.
  • Không rửa bình phun thuốc ở gần nguồn nước sinh hoạt của gia đình, hàng xóm xung quanh
  • Sau khi lấy thuốc, bả mối ra khỏi vật chứa, phần bả còn lại cần được đóng gói kín ngay để bảo quản được tốt hơn.
  • Ngay sau khi sử phun thuốc diệt muỗi phải tắm rửa và thay quần áo sạch liền.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến bạn những quy định về phòng chống mối công trình được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7958:2017. Nếu có khó khăn trong quá trình phòng chống mối công trình, hãy liên hệ Trần Long để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ đến Trần Long

- Địa chỉ: 44/16/7 đường số 12, P. Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP HCM

- Zalo tư vấn: 0778383572  

- Hotline: 0778383572

- Website: https://dietmoitranlong.vn/

- Fanpage: https://www.facebook.com/dietmoitranlong

- Youtube: https://www.youtube.com/@dietmoitranlong

Trần Bá Luận
Anh Trần Bá Luận hiện đang là CEO tại công ty chuyên cấp dịch vụ diệt mối và côn trùng Trần Long. Ngoài vị trí CEO với nhiệm vụ điều hành công ty, anh Luận còn tham gia vào các dự án phòng diệt mối và côn trùng tại các công trình khác nhau. Với kinh nghiệm hơn 10 năm ở lĩnh vực phòng chống côn trùng, anh Trần Bá Luận đã thực hiện thành công hơn 1900 dự án mỗi năm trên khắp cả nước. Trần Bá Luận